Xem ngay

Khó xin việc vì chia sẻ quá nhiều trên Facebook

Mạng xã hội luôn bị phàn nàn vì gây nhiều điều phiền toái cho người tham gia như tốn thời gian, làm hỏng mối quan hệ... và giờ chúng còn là nguyên nhân khiến người dùng mất việc hoặc không xin được việc.>Bí mật cá nhân bị khám phá từ công cụ tìm kiếm
Hồi tháng 7, Lee Landor, một trợ lý báo chí ở Manhattan (Mỹ), bị sa thải vì gọi tổng thống Mỹ Barack Obama là "O-dumb-a" (Obama 'ngu ngốc') trên Facebook liên quan đến vụ
giáo sư da đen của trường Havard Henry Louis Gates bị trung sĩ Jim Crowley bắt tại nhà riêng.
Đầu tháng 8, một phụ nữ ở Anh cũng mất việc sau khi cô quên rằng ông chủ mình có trong danh sách bạn bè và cập nhật status: "Trời ơi, tôi ghét công việc của mình quá". Ông sếp liền trả lời rằng nếu ghét thì cô không cần đến công ty vào hôm sau nữa.
Bức ảnh chụp cuộc trao đổi giữa sếp và nhân viên bị lan truyền trên Internet.
Cũng trong tháng này, một thanh niên 23 tuổi ở Chatsworth (New Zealand) nhận xét sếp là "kẻ tự sướng" và không có gì ngạc nhiên khi anh ta bị đuổi. Anh này còn cho biết thực ra mình đã viết nhiều điều kinh khủng hơn thế về sếp trên Facebook nhưng bắt đầu gặp rắc rối khi add (kết nối) một đồng nghiệp.
Nhiều nhân viên khác cũng bị ghi vào "sổ đen" vì liên tục cập nhật thông tin hoặc chơi game trực tuyến trong giờ làm việc. Không những là phương tiện khiến nhiều người thất nghiệp, Facebook còn là nguyên nhân không ít người khó xin việc chỉ vì vài phút "bút sa gà chết" trên mạng này.
Những phút ‘bút sa gà chết’ trên Internet
Cảnh ngộ dở khóc dở cười vì đăng ảnh trên mạng
Theo thống kê của website CareerBuilder, gần một nửa (45%) các nhà quản lý tại Mỹ đang sử dụng mạng xã hội như Facebook, LinkedIn và Twitter để kiểm tra phẩm chất của các ứng viên. Khả năng kết nối và tìm kiếm mạnh của những dịch vụ này giúp họ không khó lần ra tài khoản của một người qua vài lệnh đơn giản.
35% nhà tuyển dụng cho biết họ đã từ chối vì ứng viên chia sẻ nội dung không phù hợp như đăng ảnh quá hở hang, kể về thói quen uống rượu, nói xấu ông chủ, đồng nghiệp, khách hàng ở công ty cũ, thể hiện kỹ năng giao tiếp kém, lời bình mang tính phân biệt...
Thậm chí, 16% loại ứng viên vì trong e-mail, thư xin việc... chứa emoticon (hình mặt cười biểu thị sắc thái) hoặc sử dụng cách viết tắt trong tin nhắn.

Bài đăng trên VnExpress
Lê Nguyên (theo Examiner, WSJ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

THIẾT KẾ 3D Designed by Templateism.com Copyright © 2014

Hình ảnh chủ đề của Bim. Được tạo bởi Blogger.