Các Kiến trúc sư hàng đầu thế giới
( Nhà hát Opera Sydney, Úc- công trình do KTS Jorn Utzon sáng tạo ra)
Chúng ta chưa được biết nhiều về họ, nhưng chắc chắn rằng đó không phải là những người ngoài hành tinh đến trái đất này từ các đĩa bay. Họ cũng là những người như chúng ta, nhưng sự nghiệp và những đóng góp to lớn cho đất nước họ, cho thế giới, làm cho các kiến trúc sư đó trở thành những con người vĩ đại.
Nếu xã hội là một trường đại học lớn, thì trong giảng đường mênh mông đó, những lý thuyết sáng tác kiến trúc và công trình của họ là những bài giảng tuyệt vời nhất:
- Marcus Vitruvius Pollio (KTS, kỹ sư công binh người Ý), là tác giả của cuốn sách nổi tiếng De architectura (Mười cuốn sách về kiến trúc)- được coi là tác phẩm lý thuyết kiến trúc cổ nhất. Trong đó ông đưa ra ba quan điểm nền tảng của kiến trúc là Firmitas-Ultilitas-Venustas (Bền vững-Thích dụng-Đẹp), còn được gọi là "tam giác Vitruvius".
- Leone Battista Alberti (KTS người Ý- 14/1/1404-25/4/1472), được coi là một trong những người tạo dựng nên thời kì Phục hưng nói chung và kiến trúc Phục hưng nói riêng; là con người toàn diện nhất của thời kì tiền Phục Hưng.
- Hendrik Petrus Berlage (KTS người Hà Lan -12/1/1856-12/8/1934),được xem như "Người cha của kiến trúc hiện đại" Hà Lan và là người bắc cầu giữa phong cách Truyền thống và phong cách Hiện đại, là người sáng lập ra trường phái Amsterdam trong lịch sử kiến trúc
- Walter Gropius ( KTS người Đức - 18/5/1883-5/7/1969). Người sáng lập ra trường phái Bauhaus nổi tiếng trong lịch sử kiến trúc.
- Peter Behren (KTS người Đức -14/4/1868-27/1/1940), người đặt nền móng cho sự phát triển của kiến trúc hiện đại Đức và thế giới.
- Antoni Gaudi (KTS người Tây Ban Nha - 25/7/1852-10/7/1925),là một kiến trúc sư theo phong cách Tân nghệ thuật của trong dòng kiến trúc Hậu Hiện đại, nổi tiếng bởi những thiết kế độc đáo theo phong cách cá nhân.
- Le Corbusier ( KTS người Thuỵ Sĩ - 6/10/1887-27/8/1965). Người đặt nền móng cho sự phát triển của trào lưu kiến trúc hiện đại thế kỷ 20.
- Ludwig Mies van de Rohe (KTS người Đức- 27/3/1866-19/8/1969). Người đặt nền móng cho sự phát triển của trào lưu kiến trúc hiện đại thế kỷ 20 và được xem như cha đẻ của phong cách Kiến trúc tối thiểu (Minimalism).
- Louis Isadore Kahn (KTS người Mỹ gốc Do Thái - 20/1/1901- 17/3/1974), là một nhà triết học trong số các kiến trúc sư, người đã truyền tải vào chủ nghĩa quốc tế một phong cách tinh tế, giàu chất thơ, ghi đậm dấu ấn cá nhân trong từng tác phẩm, là bậc thầy về sử dụng ánh sáng trong kiến trúc.
- Joseph Paxton ( nhà sáng chế người Anh -3/8/1803-8/6/1865), tác giả của Cung điện Thủy tinh (The Crystal Palace) tại triển lãm thế giới năm 1851.Từ công trình này, hình thành một vẻ đẹp mới của kiến trúc thời kì công nghiệp với vật liệu mới, kết cấu mới và không gian mới.
- Philip Cortelyou Johnson (KTS người Mỹ - 8/7/1906-25/1/2005). Người đầu tiên đoạt giải thưởng Pritzker - giải thưởng cao quý nhất trên thế giới về kiến trúc, năm 1979.
- Frank Lloyd Wright (KTS người Mỹ - 8/6/1867- 9/4/1959).Người được coi là kiến trúc sư nổi tiếng nhất Hoa Kỳ.
- Luis Barragan ( KTS người Mexico - 9/3/1902-22/11/1988), là một trong những kiến trúc sư Mexico quan trọng nhất của thế kỉ 20, được nhận giải thưởng Pritzker năm 1980.
- Sir James Frazer Stirling ( KTS người Anh - 1926-1992).Kiến trúc sư quan trọng nhất của Anh từ thập niên 1960, được giải thưởng Pritzker năm 1981.
- Leoh Minh Pei (KTS người Mỹ gốc Trung Quốc - 26/4/1917), là một kiến trúc sư nổi tiếng của Kiến trúc Hiện đại, được tặng giải thưởng Pritzker năm 1983.
- Richard Meier (KTS người Mỹ -12/10/1934), là một kiến trúc sư có ảnh lớn trên toàn thế giới, được tặng giải thưởng Pritzker năm 1984.
- Gottfried Bohm ( KTS người Đức -20/1/1920), là kiến trúc sư và là nhà điêu khắc đương đại nổi tiếng của Đức, tựcoi mình làm "gạch nối" giữa quá khứ và tương lai, giữa ý tưởng và hiện thực, giữa công trình và đô thị bao quanh, được tặng giải thưởng Pritzker năm 1986.
- Tange Kenzo (KTS người Nhật- 4/9/1913- 22/3/2005), là một trong số những người làm nên bộ mặt của kiến trúc thế kỷ 20, được nhận giải thưởng Pritzker năm 1987.
- Ocar Niemeyer (KTS người Brasil- 15/2/1907), là một trong những gương mặt quan trọng nhất kiến trúc hiện đại thế kỷ 20, được nhận giải thưởng Pritzker năm 1988 (cùng KTS Gordon Bunshaft).
- Gordon Bunshaft (KTS người Mỹ -9/5/1909-6/8/1990), là kiến trúc sư theo chủ nghĩa Hiện đại, được nhận giải thưởng Pritzker năm 1988.
-Frank Owen Gehry (KTS người Mỹ- 28/2/1929), là một kiến trúc sư Hậu hiện đại nổi tiếng, được nhận giải thưởng Pritzker năm 1989.
-Aldo Rossi (KTS người Ý - 3/3/1931 - 4/9/1997), là chuyên gia hàng đầu về lý thuyết kiến trúc, đồ họa và kiến trúc, được nhận giải thưởng Pritzker năm 1990.
- Robert Venturi (KTS người Mỹ- 25/71925), là một kiến trúc sư Hậu Hiện đại, một trong những nhà lý thuyết kiến trúc có ảnh hưởng nhất của nửa cuối thế kỉ 20, được nhận giải thưởng Pritzker năm 1991.
- Alvaro Siza (KTS người Bồ Đào Nha 25/6/1933) là kiến trúc sư Hậu hiên đại, được nhận giải thưởng Pritzker năm 1992.
- Maki Fumihiko (KTS người Nhật -6/9/1928),người quan tâm đến việc ứng dụng các kĩ thuật cao vào công trình, kết hợp với truyền thống lịch sử Nhật, được tặng giải thưởng Pritzker năm 1993.
- Christian de Portzamparc (KTS người Pháp - 5/3/1944) là một kiến trúc sư nổi tiếng nhất tại Pháp hiện nay, được tặng giải thưởng Pritzker năm 1994.
- Ando Tadao (KTS người Nhật - 13/9/1941). Ông là một người theo chủ nghĩa Phê bình khu vực, được nhận giải thưởng Pritzker năm 1995.
- Jose Rafael Moneo Valles ( KTS người Tây Ban Nha -9/5/1937), là một kiến trúc sư, nhà lý thuyết kiến trúc theo chủ nghĩa chiết trung, lấy cảm hứng từ nhiều nguồn khác nhau. Ông được nhận giải thưởng Pritzker năm 1996.
- Sverre Fehn (KTS người Na Uy- 14/8/1924), là kiến trúc sư nổi tiếng với các công trình nhà triển lãm và bảo tàng, được nhận giải thưởng Pritzker năm 1997.
- Renzo Piano (KTS người Ý - 14/9/1937), là một trong số những kiến trúc sư nổi tiếng làm nên bộ mặt kiến trúc thế kỷ 20, được nhận giải thưởng Pritzker năm 1998.
- Sir Norman Robert Foster ( KTS người Anh -1/6/1935), nguời theo phong cách High-tech, được nhận giải thưởng Pritzker năm 1999.
- Rem Koolhaas ( KTS người Hà Lan 17/11/1944), được nhận giải thưởng Pritzker năm 2000.
- Jacques Herzog (19/4/1950) và Pierre de Meuron (8/5/1950) là KTS người Thuỵ Sỹ. Hãng của các ông - Herzog & de Meuron thiết kế nhiều công trình nổi tiếng thế giới (trong đó có SVĐ tổ chim ở TQ). Hai ông cùng được chung giải thưởng Pritzker năm 2001.
- Jorn Utzon (KTS người Đan Mạch 9/4/1918- 29/11/2008) với công trình nổi tiếng: Nhà hát Opera Sydney, được nhận giải thưởng Pritzker năm 2003.
- Zaha Hadid (KTS người Anh, gốc Iraq- 31/10/1950),là một nữ kiến trúc sư nổi tiếng theo trường phái Kiến trúc giải tỏa kết cấu, được nhận giải thưởng Pritzker năm 2004.
- Thom Mayne (KTS người Mỹ -19/1/1944), là người phát triển một trường phái kiến trúc vượt ra khỏi giới hạn của hình khối truyền thống. Kiến trúc của ông mang hình dáng điêu khắc, gằn với cảnh quan thiên nhiên. Ông được tặng giải thưởng Pritzker năm 2005.
- Paulo Archias Mendes da Rocha (KTS người Braxin-25/10/1928), nổi tiếng nhờ ngôn ngữ tạo hình kiến trúc riêng biệt và đặc sắc của mình, được nhận giải thưởng Pritzker năm 2006.
- Richard George Rogers (KTS người Anh gốc Ý - 23/7/1933), ngưòi theo chủ nghĩa công năng với phong cách High-tech, được nhận giải thưởng Pritzker năm 2007.
- Jean Nouvel (KTS người Pháp -12/8/1945), nổi tiếng với các công trình bảo tàng và trung tâm kiến trúc, được nhận giải thưởng Pritzker năm 2008.
- Perter Zumthor (KTS người Thuỵ Sỹ-26/4/1943), nổi tiếng với các công trình có quy mô nhỏ nhưng gắn liền với điều kiện lịch sử, xã hội của địa điểm xây dựng, được nhận giải thưởng Pritzker năm 2009.
- Kurokawa Kisho (KTS người Nhật -8/4/1934-12/10/2007),là một kiến trúc sư nổi tiếng thế giới và là người sáng lập phong trào Chuyển hóa luận (Metabolism Movement) - theo đuổi việc kết hợp và tuần hoàn của phong cách kiến trúc với triết lý phương Đông.
- Arthur Charles Erickson (KTS người Ca na đa - 14/6/1924), là một trong những kiến trúc sư hiện đại nổi tiếng Ca na đa và thế giới. Bê tông là vật liệu ưa thích trong các thiết kế của ông.
- Cesar Pelli (KTS người Argentin- 12/10/1962), là một kiến trúc sư nổi tiếng về thiết kế nhà cao tầng cao nhất thế giới và các công trình đánh dấu mốc khác trong đô thị, trong đó công trình Tháp đôi Petronas ở Malaisia
- Isozaki - Arata (KTS người Nhật- 23/7/1931),là một trong số các kiến trúc sư người Nhật có danh tiếng trên toàn thế giới. Hình thức và màu sắc kiến trúc, sự chăm chút tỉ mỉ vào chi tiết là những thế mạnh trong kiến trúc của ông.
- Moshe Safdie (KTS người Israel -14/7/1938), nổi tiếng với công trình chung cư Habital 67 gồm nhiều block nhà được chồng lên nhau tựa như một trò chơi xếp hình, thể hiện xu hướng siêu cấu trúc (megastructure).
- Helmut Jahn (KTS người Đức - 4/1/1940) là một kiến trúc sư theo trường phái Kiến trúc-Công nghệ (Archi-neering), là tác giả của nhiều công trình lớn trên thế giới.
- Mairio Botta (KTS Thuỵ Sỹ- 1/4/1943), là một kiến trúc sư hiện đại nổi tiếng với việc sử dụng các hình khối cơ bản, đường nét hình học mạnh mẽ, đặc trưng với sử dụng vật liệu gạch trong công trình.
- Rafael Vinoly (KTS người Uruguay- 1944), được xem như một trong các kiến trúc sư thiết kế công trình văn hóa hàng đầu thế giới.
theo Bmktcn-ĐHXD
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét