8 – Cảnh vật được “khoác áo”
Sau khi cảnh vật được xây dựng trong môi trường 3 chiều, nó phải được trang trí bằng nhiều mẫu đạo cụ như bàn ghế, rèm cửa, đồ chơi, v.v... Như vậy, thế giới trong phim sẽ chân thật hơn. Người “khoác áo” cho khung cảnh cần làm việc thật sít sao với đạo diễn để đảm bảo cho mọi chỉ đạo nghệ thuật được thực hiện đầy đủ.
9 – Bố trí góc quay
Đội ngũ đồ họa có nhiệm vụ “biên dịch” cốt truyện vào trong môi trường 3 chiều. Hô uốn nắn, xử lý hành động của từng nhân vật cho phù hợp với các cảnh quay tương ứng. Họ dùng một camera ảo để ghi lại những diễn biến tâm lý và những điểm nhấn cần có cho từng trường đoạn cụ thể. Các góc quay như vậy thường được bố trí rất đa dạng. Nó hỗ trợ cho bộ phận biên tập trong công tác chọn lọc, cắt xén nhằm đạt được hiệu quả dẫn truyện tốt nhất.
10 – “Tút” lại góc quay
Khác với cách làm hoạt hình truyền thống, những hoạt họa viên của Pixar không cần vẽ hay tô lại góc quay theo yêu cầu. Bởi vì tuyến nhân vật, mô hình, bố cục, lời thoại và âm thanh đã được dàn dựng hoàn chỉnh. Trong vai trò của người điều khiển rối, họ sẽ ứng dụng
phần mềm đồ họa từ Pixar để thổi hồn vào các diễn viên ảo, từ chuyển động cho đến từng biểu lộ cảm xúc. Muốn đạt được thành công đó, họ cần nhờ vào sự trợ giúp từ nhiều chức năng máy tính và số avar định hình ban đầu. Máy tính sẽ tự động tạo ra các thông số ở giữa từng khung hình sau khi hoàn tất. Các hoạt họa viên có thể tùy ý chỉnh sửa khi thấy cần thiết.
11 – Khung cảnh và nhân vật được “đánh bóng”
Phần đánh bóng được thiết lập riêng biệt trên bề mặt đồ họa sẵn có. Hay nói cách khác, hình dạng phải tùy thuộc vào mẫu vật, còn màu sắc và kết cấu lại được quyết định bởi độ bóng. Quá trình này được thực hiện thông qua phần mềm shader, một loại phầm mềm chuyên nghiệp cho phép hoạt họa viên lựa chọn giữa các khung màu phong phú nhất, giữa các định dạng màu sắc phức tạp nhất. Ví dụ, nó giúp thay đổi
màu mắt của chàng cao bồi Woody trong từng điều kiện ánh sáng khác nhau.
12 - Ánh sáng hoàn tất cảnh phim
Sử dụng công nghệ ánh sáng, mọi hình ảnh đồ họa sẽ trở nên rực rỡ hơn như đang đứng dưới ánh đèn sân khấu. Nguồn sáng chính, nguồn sáng phụ, nguồn sáng tâm điểm và cả mức sáng tối của môi trường đều được xác định cẩn thận để nhấn mạnh trạng thái cảm xúc cho từng cảnh phim. Bố cục ánh sáng lấy cảm hứng và được dựa trên các “kịch bản màu sắc” của bộ phận nghệ thuật.
13 – Chuyển đổi dữ liệu máy tính
Giai đoạn render là giai đoạn chuyển đổi toàn bộ dữ liệu số trên máy tính như góc quay, khung cảnh, màu sắc, cử động, v.v... thành một thước ảnh trên một cuộn phim. Nhà máy render của Pixar là một hệ thống máy tính khổng lồ dùng để phiên dịch dữ liệu và tổ hợp các chùm ảnh liên tục (motion blur). Mỗi thước ảnh tượng trưng 1/24 giây và mất 6 tiếng đồng hồ để chuyển đổi. Tuy nhiên, có vài thước ảnh phải mất gần 90 tiếng đồng hồ để hoàn tất quá trình trên.
14 – Hậu kỳ! Hậu kỳ!
Những biên tập viên sẽ giám sát quá trình hoàn chỉnh bộ phim cùng với công đoạn lồng ghép nhạc nền. Những chuyên gia hiệu ứng sẽ xử lý phần kỹ xảo điện ảnh. Còn các chuyên viên hình ảnh sẽ lưu lại những cảnh quay cần thiết cho nhiều dự án quảng bá và tiếp thị bộ phim.
Và thế là, chúng ta có được một bộ phim hoàn chỉnh đấy!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét